Tháp vắng liêu xiêu ngã
bóng chiều
Cỏ cây hoa lá cũng đìu
hiu
Cảnh xưa hoang vắng người
muôn dặm
Điện ngọc cung son thấy
chạnh lòng
Tiếng vạc kêu sương
vang vọng mãi
Chiêu hồn cung nữ Chế Bồng
Nga
Vương triều Chiêm quốc
hằn in dấu
(Thơ TDQ)
Thành Đồ bàn do Quốc
vương Chiêm Thành Jangpuku vijaya xây dựng năm 982.
Đồ bàn còn có những tên
khác nhau theo từng thời kỳ:Vijaya , Chà bàn, Hoàng đế, Bình Định.
Cách Tp Quy Nhơn 27km về
hướng tây, là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chiêm Thành.
Thuộc xã Nhơn hậu, Tx
An Nhơn, tỉnh Bình định.
Chiêm Thành còn có những
tên gọi khác nhau: Chăm Pa, Chăm, Chàm, Hời.
Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự
xưng là Trung ương Hoàng đế cho xây dựng thành nầy nên gọi là thành Hoàng đế.
Năm 1799, Nguyễn Ánh (vua
Gia Long) chiếm giữ đổi tên là thành Bình định.
Tháng giêng năm 1800 Trần
quang Diệu và Võ văn Dũng tấn công chiếm lại thành.
Năm 1801, quân Nguyễn
Ánh chiếm lại thành… quân Tây Sơn (Nguyễn Huệ) tan rã.
Năm 1816, vua Gia long
phá thành Bình định chuyễn về phủ Quy Nhơn.
***
Chiều nhìn lên tháp
Cánh Tiên
Thương cho quan Hậu* ba
niên thủ thành.
(Quan Hậu*: tức Hậu
quân Võ Tánh) đã cùng Hiệp trấn Ngô tùng Châu (trung thần của Chúa Nguyễn phúc
Ánh tức Vua Gia Long sau nầy) đã cố thủ thành Bình Định trong vòng 3 năm trước
sự bao vây của Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng (tướng của quân Tây Sơn)... Thời
gian ấy ở trong thành đã cạn kiệt lương thực đành phải xẻ ngựa cho quân sĩ dùng
nên Võ Tánh đã cho người đưa thư cho Trần Quang Diệu nói rằng: "Phận sự ta
làm chủ tướng thì đành chết ở dưới cờ, còn tướng sĩ không có tội tình gì không
nên giết hại... Một mặt gửi tối hậu thư cho Chúa Nguyễn cấp tốc ra chiếm lấy
Phú Xuân (TP Huế bây giờ) vì binh hùng tướng mạnh của Tây Sơn đang kẹt ở Bình Định.
Nguyễn Ánh đã nghe lời và đã chiếm trọn Phú Xuân... Sau đó Võ Tánh cho người
đem chất củi, rơm ở lầu bát giác và đã tự thiêu, còn Hiệp trấn Ngô tùng Châu uống
thuốc độc tự vận... thành Bình Định đầu hàng.
Trần Quang Diệu và Võ
văn Dũng vào thành đã mai táng cho 2 người rất tử tế và không giết một ai.
Năm 1802, Nguyễn Ánh thống
nhất sơn hà lấy niên hiệu là Gia Long đã đến nơi đây xây lăng mộ và phong cho
hai ông là : SONG LIỆT TRUNG HÙNG "
Lăng mộ nầy hiện giờ vẫn
còn, dân chúng Bình Định thường gọi là Lăng Võ Tánh.
(Theo Quy Quy)
No comments:
Post a Comment