Bài mới

Wednesday, June 4, 2014

Thập bát ban binh khí Võ Bình Định

Nội dung của võ cổ truyền Bình Định chính là sự tập trung xử lý các mối quan hệ giữa quyền thuật với các môn binh khí và am hiểu tường tận tính chất lợi hại, hỗ tương của chúng. Người giỏi võ công phải là người biết phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa quyền thuật với các môn binh khí, phải biết tận dụng các môn sở trường và sở đoản trong từng tình huống cụ thể, từng đối tượng cụ thể.

Phân nhóm binh khí:
      
Binh khí được sử dụng như một loại vũ khí cực kỳ lợi hại, đồng thời là công cụ hỗ trợ đắc lực để nhanh chóng áp đảo và tiêu diệt đối phương, nhất là lấy ít đánh nhiều hoặc công phá vòng vây. Các môn binh khí được phân ra làm hai nhóm: Binh khí ngắn và binh khí dài.

Binh khí dài gồm các môn như: côn (roi), thương, đại đao, giáo, mác, trường kiếm, chỉa ba…
Binh khí ngắn gồm các môn như: dao, rựa, đoản kiếm, búa (phũ), lưỡi lê, mã tấu, cung…

Trong các môn binh khí của võ cổ truyền Bình Định, môn roi là một trong những môn hàng đầu được ứng dụng khá phổ biến ở Bình Định.

Thập bát ban binh khí võ Bình Định gồm 18 loại binh khí sau:

1: Bừa cào (cào cỏ)

2: Búa (Phủ)

3: Chùy

4: Cung tên

5: Đinh ba

6: Giản

7: Giáo

8: Khăn

9: Kích (Bán nguyệt kích)

10: Kiếm

11: Lăn khiên

12: Liên tri (dây xích)

13: Roi (côn)

14: Siêu (đại đao)

15: Thái long câu (lưỡi liềm)

16: Thiết lĩnh

17: Thương

18: Xà mâu

Congaibinhdinh - sưu tầm, tổng hợp

No comments:

Post a Comment

Danh sách trang