Duy trì_ Lan truyền_ chấn
hưng võ cổ truyền Bình Định!
"Từ nhỏ tôi sinh
ra trong một gia đình trung lưu bình thường; năm 12 tuổi cha tôi bảo rằng ( Muốn
trở thành một thiên tài cao rộng phải có nhiều bậc thầy và thông cả Nho Y Bốc
Lý).
Rồi từ đó cha tôi mời
thầy về nhà, dạy cả ngày và đêm. Có Thầy ở 3 tháng, có Thầy 6 tháng và có ôn Thầy
1 năm; sau ông thầy thứ tư của tôi là Thầy Hồ Lan - Hiệu là thầy nhì An Thái mới
tiếp tục dạy và dẫn tôi đi học các nơi. Nếu thầy nào đến nhà không được tôi phải
mang cơm gạo đễn ở với ông; định mệnh đã như vậy và đến năm 22 tuổi tôi lập gia
đình. Như duyên đã định mệnh, cha vợ tôi lại là học trò cả của 6 Hà ( tức là Võ
sư Lê Hai). Từ đó tôi mới tiếp tục theo dòng võ An Vinh, cùng thời điểm đó thầy
võ sư Hồ Lan mời thầy võ sư Hồ Nhu ( tức là Hồ Ngạnh ) về ở tại tư gia tôi, Thầy
đến ở 2 ngày rồi đi rồi lại trở lại; lúc bấy giờ tôi có 11 ông thầy tất cả.
Cha tôi mới bảo rằng:
“Có tiền mua triên cũng được”, chỉ có tiền mới mua được bảo bối của người thôi.
Cho nên mỗi khi thầy đưa ra bí quyết thì lạii dặn dò rằng sống để bụng, chết
mang theo, lại còn nói Đệ Tử Tầm Sư Dị - Sư Tầm Đệ Tử Nang. Cho tới ngày hôm
nay tôi mới thấy tìm được một học trò hội đủ các tiêu chí thật là khó. Nhất là
thời này, thời đại kinh tế hội nhập và phát triển, chính vì nổi ưu tư này, tôi
mới viết sách và lập Trung tâm đào tạo với tâm huyết.
- Một là để bảo tồn văn
hoá nghệ thuật.
- Hai là để tri ân thâm
tình nghĩa thầy qua bao năm tháng khó nhọc vì tôi
Võ sư Trần Hải |
Đạo quân sư phụ lúc bây
giờ sống lại trong tôi, chỉ còn hình bóng nhớ lại thân pháp của thầy, mỗi ông mỗi
khí phách, mỗi thân pháp khác nhau cũng như kể cả sở trường và sở đoản. Cho nên
sự ưu tư và nỗi nhớ nhung khó mà quên được, cái đạo quân sư phụ khó mà miêu tả
hết, tình cha con, tình thầy trò nghĩa vua tôi thật là khắn khít.
Trước khi ra đi về cõi
vĩnh hằng, mỗi thầy tâm sự với tôi, như thầy Diệp Bảo Sanh, lần cuối cùng từ
Lôn Đôn về Việt Nam. Lúc đó thầy căn dặn rằng: Sau này phải viết lại toàn thư
võ học mới chấn hưng bình thái đạo. Thật là khó, thời đại kinh tế hội nhập này,
võ chỉ là bộ môn văn hoá xã hội, không còn là bộ môn kinh tế xã hội ngành nghề.
“Ngày xưa giàu học võ,
khó học văn”, Ngày nay lạ khác đi, vì thời đại anh hùng cá nhân không còn nữa.
Thời quân chủ tập quyền đã kết thúc, nhường cho xã hội chủ nghĩa, lấy luật thi
hành. Không còn lấy sức mạnh cá nhân, cho nên võ lúc bây giờ chỉ còn là bộ môn
văn hoá nghệ thuật dân tộc. Dân tộc ta cần phải bảo tồn và tôn vinh nét đẹp
truyền thống của dân tộc; chính vì điều đó Trung tâm rất mong nhờ sự giúp đỡ và
hỗ tương của Nhà nước.
Bộ môn văn hoá này gồm
cả 3 học phái An Vinh – An Thái - Thuận Truyền; mỗi học phái tôi viết riêng mỗi
bộ.
1 – Tinh hoa võ học cổ
truyền Bình Định
2 – Võ học toàn thư
Bình Thái Đạo
3 – Roi Họ Hồ
4 - Quyền Âm dương
Roi họ Hồ gồm tất cả
các cây roi nổi tiếng đương thời. Nếu nói roi Thuận Truyền, chỉ nói một cây roi
của Hồ Nhu ( hay còn gọi là Hồ Ngạnh).
Còn dòng roi của Hồ Lan
( thuộc dòng dõi của Hồ Thơm – 3 anh em của nhà Tây Sơn, Hồ Chi, Hồ Hải, 6 Hà,
6 Học, 10 Đậu...vv.).
Roi họ Hồ mới miêu tả hết
các dòng roi đương thời và còn nhiều cây roi cự phách không kém. Hàng ngày thầy
Hồ Lan mời đưa về dạy và tỉ thí để cho tôi hiểu được những sở trường và sở đoản.
Sau khi tiếp thu qua
các dòng roi này, ta mới thấy mỗi đòn quyết định của mỗi thầy khác nhau, mỗi
phách nó thể hiện mỗi dòng binh khí trong 18 binh khí của thập bát binh khí.
Quyền Âm Dương là một bộ
quyền dụng nhu chế cương, được kết tinh qua 3 trường phái An Vinh – An Thái -
Thuận Truyền, nó có bộ tay âm dương liên hoàng, uyển chuyển trên 9 bộ tấn. Là một
bộ quyền cao dịu thâm viễn, sẽ được miêu tả sau. Đó là cuội nguồn nền tảng văn
hoá của Trung Tâm Đào tào võ cổ truyền Bình Định."
Võ sư Trần Hải - Võ Bình Định Gốc
Nguồn: Roi Thuận Truyền,
Quyền An Vinh - Võ Tây Sơn, Bình Định – Nguyễn Duy Thịnh
No comments:
Post a Comment