Rèn
luyện và thi tuyển võ được tổ chức như thế nào tại triều đình?
Trước thế kỷ 16, vua
chúa bổ dụng các võ tướng trong triều dựa trên những cống hiến, công trạng hoặc
gia thế của họ, chứ không phải qua thi tuyển. Do đó các võ tướng cao cấp trong
triều đều là người của hoàng gia. Năm 1253, triều Trần cho lập Giảng Võ đường,
một trường rèn luyện võ dành cho hoàng thân quốc thích là các võ tướng. Cũng
khoảng thời gian này, Trần Quốc Tuấn, Danh tướng thời Trần, đã soạn ra cuốn
binh thư đầu tiên dựa theo những tiêu chuẩn của thời đó.
Nhờ dạy võ và học võ,
thời Trần có nhiều tướng lĩnh nổi tiếng, trong đó phải kể đến Trần Quốc Tuấn,
Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão. Các Nhà sử học còn ghi nhận những
đóng góp của họ đối với chiến thắng của người Việt Nam trước quân Nguyên Mông.
Võ dân tộc Việt Nam, cố võ sư Phạm Thi |
Năm 1721, dưới thời vua
Lê Dụ Tông, trường đào tạo võ đầu tiên cho quảng đại quần chúng, gọi là Võ Học
sở, được mở tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội). Vua còn bổ nhiệm một vị quan chịu
trách nhiêm giảng dạy binh pháp. Chúa Trịnh Cương rất chú trọng đào tạo các tướng
lĩnh. Ông còn cho biên soạn những quy định và ttheer chế thi tuyển võ học. Các
kỳ thi được tổ chức ba năm một lần. Vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, kỳ thi được
tổ chức ở cấp hương thôn, gọi là “sở cử”. Trong khi đó, kỳ thi Hội (bác cử) diễn
ra tại Thăng Long vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Năm 1731, chúa Trịnh
Giang tiếp tục soạn thêm những quy định về võ thí sau khi ông nhận ra rằng nhiều
võ sinh xuất sắc đã trượt trong phần thi viết luận về chiến lược dung binh.
Theo những quy định mới này, công phu võ học được nhấn mạnh nhiều hơn là kiến
thức về chiến lược quân sự.
Triều Lê cho mở các trường
rèn võ, tổ chức các kỳ thi võ, xây Võ Miếu vào năm 1740 để thờ những binh gia nổi
tiếng của Trung Hoa và Việt Nam như Võ Thành Vương, Tô Tử, Quản Tử và Trần Quốc
Tuấn.
Thời vua Lê, chúa Trịnh
(1428-1788), 19 cuộc thi võ đã được tổ chức, lấy đỗ 200 thí sinh. Các kỳ thi
này dừng lại khi Nguyễn Huệ (sau này là vua Quang Trung) – một anh hùng dân tộc,
đồng thời là nhà chiến lược kiệt suất – đem quân ra Bắc Hà để phù Lê, diệt Trịnh.
Sau đó, những cuộc thi này lại được tổ chức trở lại.
Thường thì những thí
sinh vượt qua các kỳ thi võ đều rất trẻ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ, Nguyễn Thời Lý và Nguyễn Đình Thạch đã thi đỗ ở tuổi 85 và 78. Một vài
dòng họ có nhiều người đỗ đạt trong các kỳ thi võ, chẳng hạng họ Vũ Tá ở xã
Hoàng Hà (Hà Tĩnh) có 13 người đỗ vào thời Lê-Trịnh.
Các vua nhà Nguyễn (1802-1945)
cố gắng mở rộng bờ cõi xuống phía nam nên họ rất chú trọng đến việc tuyển chọn
và rèn luyện quan võ. Năm 1836, vua Minh Mạng ban hành đạo dụ nói rõ: để cai trị
đất nước cần chú ý tới cả văn trị và võ công. Hiện nay, có rất nhiều bậc anh
hùng tuấn kiệt rất giỏi binh thư và võ nghệ. Họ cần được tuyển dụng để triều
đình bổ sung.
Nhà vua còn đặt ra những
chế định cho các kỳ thi võ hai cấp: thi Hương và thi Hội. Theo quy định thi
Hương được tổ chức vào các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Thi Hội được tổ chức vào các
năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Kỳ thi Hương đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chức năm
1837.
Các cuộc thi võ ở Huế (kinh
đo của nhà Nguyễn) thường được tổ chức vào tháng bảy âm lịch. Vào ngày 12 tháng
7, các thí sinh tụ tề trường thi. Từ ngày 15 đến 17 tháng bảy, họ tham dự kỳ
thi đầu tiên là hai tay xách hai cục chì nặng đi được càng xa càng tốt. Họ được
xếp hạng ưu nếu quãng đường dài hơn 18 trượng (một trượng trương đương 1,7m),
14 trượng là thứ, 10 trượng là bình và dưới 8 trượng là liệt.
Phần thi thứ hai diễn
ra từ 19 đên 21 tháng 7, trong đó thí sinh phải chứng tỏ kỹ năng chiến đấu tay
không và sử dụng vũ khí như côn, đao và khiên. Họ còn phải dùng thiết côn (gậy sắt) nặng khoảng
18kg để đấu đối kháng. Thêm vào đó, họ phải dùng thương dài 3,3m đâm trúng hình
nộm bằng rơm.
Trong vòng thi thứ 3 (từ 23 đến 25 tháng 7) các thí sinh được
kiểm tra kỹ năng bắn súng. Vào ngày 27 tháng 7, triều đình sẽ xướng danh các
thí sinh trúng tuyển. Trước khi được
sung quân vào ngày 2 tháng 8, họ
phải qua một vòng khảo thí về võ kinh thất thư (bảy bộ sách kinh điển về võ học)
là Tôn Tử, Ngô Tử, Lục thao, Tư Mã pháp, Hoàng Thạch Công tam lược, Uất Liêu Tử
vấn đáp và Lý Vệ Công vấn đối. Họ có thể
tuỳ ý chọn và chứng tỏ khả năng của mình với một trong 18 môn binh khí.
Nói chung, thì võ dưới
thời Nguyễn tổ chức một cách có hệ thống và nghiêm ngặt. Tuy nhiên, một số võ
sinh vẫn tìm cách gian lận. Chẳng hạn một thí sinh đã tìm cách thi hộ cho thí
sinh khác trong một kỳ thi. Vì vậy, vua Tự Đức (1829-1883) phải ban chỉ dụ, quy
định rõ ràng những định lệ thưởng phạt trong thi võ. Theo chỉ dụ này, các thí
sinh lén mang sách vở hoặc bị bắt quả
tang gian lận trong thi cử sẽ lập tức bị giám quan đuổi ra. Những người vào thi
với trang phục bẩn thỉu hoặc nhếch nhác cũng bị loại. Nếu một thí sinh bị bắt
quả tang dự thi dưới tên người khác thì cả hai người liên can sẽ bị buộc phải
tòng quân. Những người đút lót cũng sẽ bị phạt.
Từ năm 1802 đến 1884, nhà Nguyễn tổ chức 74 kỳ
thi ở các cấp khác nhau. Tổng số có 3893 thí sinh vượt qua các kỳ thi cả văn lẫn
võ.
Các kỳ thi võ chính thức
ở Việt nam chấm dứt vào năm 1880 khi người
Pháp tăng cường nền cai trị của họ tại Việt Nam. Tuy nhiên, tinh thần thượng võ
và việc rèn luyện võ nghệ trong dân chúng vẫn tiếp tục như một hình thức phản
kháng ách cai trị của Pháp.
Theo: Võ Dân Tộc - Martial
Arts, Văn Hóa Việt - Vietnamese Culture Frequently Asked Questions. Nhà xuất bản Thế Giới – Thế Giới Publishers. Chủ biên Ngọc Hữu, Lady Borton.
No comments:
Post a Comment