Bài mới

Wednesday, April 27, 2016

Phương pháp ra đòn từ một chân

Trong thực tiễn chiến đấu đối kháng, dưới sự phối hợp nhịp nhàng của mắt, bộ pháp, thân pháp, thủ pháp… chỉ dùng động tác tung đòn đá một chân đột nhiên tấn công mạnh mẽ đối thủ đã có thể hiệu quả, gọi là phương pháp ra đòn đơn cước.

Phương pháp ra đòn đơn cước là đòn thế cơ bản của các loại cước pháp phức tạp như: cước pháp tổ hợp, cước pháp bay người ra đòn, cước pháp ra đòn sát đất. Cách sử dụng đòn cước có thể là một đòn thế độc lập, sử dụng độc lập trong động tác công hoặc thủ, cũng có thể là một nhân tố hợp thành phối hợp sử dụng trong động tác công hoặc thủ phức tạp. Khi sử dụng đòn thế đơn cước, phải “nhanh như khi bắn chim, súng nổ là chim chết, ra đòn bất ngờ, đánh khi địch chưa kịp phòng bị”, cố gắng đạt hiệu quả “một đòn giành chiến thắng”, “ra đòn là trúng, một cước thành công”.


Về cách rèn luyện đòn đơn cước, yêu cầu người tập phải ở trạng thái tâm lí trực tiếp thực chiến hoặc gần giống như thực chiến mà tiến hành tập luyện nhiều lần, liên tục, để hoàn thành việc định hình động tác một cách chính xác, đến khi đánh nhau thật, là thời điểm luôn có sự chuyển biến nhanh chóng tình hình giữa ta và địch thì ta có thể phản xạ từ tiềm thức phát huy chính xác kịp thời đòn thế vận dụng cước pháp một cách thuần thục, theo ý muốn.

1. Độc Xà Thổ Tín
Cước pháp này nhắm vào thân giữa đối phương, tấn công vào hạ âm (hạ bộ) kẻ địch, nên còn gọi là “Âm môn cước pháp”. Do lúc ra đòn này, thân pháp và lưng phải vươn dài, chân đá ra chớp nhoáng như con rắn thè lưỡi, nên có được tên gọi là “Độc Xà Thổ Tín”.
Nếu kẻ địch tấn công bằng quyền một cách dữ dội từ chính diện, ta hơi ngã người ra sau để tránh đòn (H. 1).
Tiếp theo, khi đòn thế tấn công của địch không thể đánh trúng ta, ta lập tức tung đòn chân “Độc Xà Thổ Tín” phản công (H. 2).
Địch trúng đòn, sẽ ngã ngửa ra sau (H. 3)



Điểm mấu chốt của đòn thế
      (1)  Đòn chân “Độc Xà Thổ Tín” yêu cầu tiến hành gần như cùng lúc động tác “tránh đòn” và “tung đòn”, nhưng động tác “tránh đòn” thực hiện trước.
      (2)  Động tác “tránh đòn” yêu cầu phải đúng thời điểm, vừa đủ, còn động tác tung đòn chân yêu cầu phải vươn chân dài ra, dùng sức bật bất ngờ tấn công, cho nên đòn chân khi tung ra phải vung mạnh chân tới trước, nhằm đạt được mục đích là tăng thêm cự li tấn công của đòn thế.
      (3)  Tấn côn bằng muỗi chân.

Điểm cốt lõi trong thực chiến
      (1)  Tránh đòn bằng cách buông thả tư thế, không gạt đòn, cũng không đỡ đòn địch.
Đây là nguyên tắc “Thuần tịnh tự nhiên” khi chiến đấu đối kháng trong kĩ thuật ra đòn của Thiếu Lâm Kim Cương Thiền Tự Nhiên Môn. “Không gạt không đỡ, thì chỉ cần tung một đòn, nếu đã gạt đỡ, thì phải tám đến mười chiêu”, tức là nói, khi hai bên đánh nhau, nếu một bên dùng sức mạnh để đỡ đòn, thì sẽ càng vấp phải sự biến hóa về chiêu thức của đối phương mà bị tấn công càng mạnh mẽ hơn. Còn cách né đòn đúng lúc, tức là khi đối phương tung đòn, ta giữ khoảng cách vừa phải với đối phương, đừng xa quá cũng đừng gần quá, không đỡ đòn thực của đối phương mà tìm kẻ hở trong đòn thế của đối phương mà né tránh. Để có được phản xạ nhanh nhẹn ở mức độ cao như vậy trong chiến đấu cần phải có kinh nghiệm thực tiễn nhất định.
      (2)  Dĩ dật đãi lao, nhắm chính xác “khoảng trống”.
Khi kẻ địch phát động đòn thế tấn công vào ta, sẽ xuất hiện “sơ xuất trong tấn công” mà bộc lộ ra những “khu vực mất phòng bị” ở những chỗ hiểm như bụng, hạ bộ, những chỗ hiểm không được phòng vệ này gọi theo truyền thống là “khoảng trống”. Khi kẻ địch phát động đòn thế tấn công vào ta, ta phải bình tĩnh, tự nhiên (thoải mái), phát hiện kịp thời và chính xác khoảng trống (điểm sơ hở) của địch, nắm bắt cơ hội xuất hiện chớp nhoáng này, mà nhanh chóng tung đòn phản công một cách mạnh mẽ.
      (3)  Tin tưởng vào đòn thế của mình, mạnh dạn ra đòn.
Trước thế tấn công mãnh liệt của địch, ta phải có sự dũng cảm trong chiến đấu, sự tự tin về khả năng chiến thắng, và sự mạnh dạn trong việc ra đòn. Phải nắm được sơ hở của địch và nắm lấy thời cơ tốt nhất tấn công kẻ địch để giành thắng lợi.

2. Hoàng Mãng Bãi Vĩ
Cước pháp này là cước pháp chuyên tấn công vào mé bên trung lộ ở vùng bụng. Khi sử dụng cước pháp này tấn công thì chân ra đòn phải xuất phát từ mé bên của thân, còn mé ngoài của lưng hướng vào trong, xoay người đá ra trước, nên gọi là “Bái Vĩ” (quẫy đuôi). Cước pháp này khi thực chiến chuyên dùng để phá đòn thế “Độc Xà Thổ Tín” và còn có thể dùng để chủ động tấn công, nên rất ưa được sử dụng. Chân ra đòn trong cước pháp này được đưa vào “Xà hình” trong Ngũ hình (5 loại hình dạng) của bổn lưu phái. Đòn thế “Hoàng Mãng Bãi Vĩ” cũng là cước pháp tấn công cơ bản trong thực chiến.

Kẻ địch dùng quyền pháp tấn công trực diện vào ta, và dùng cước pháp “Độc Xà Thổ Tín” đá ta. Ta hơi nghiêng người, ngưng chuyển ra sau về bên trái (hoặc bên phải) né đòn (H. 4).


Tiếp theo, ta đưa tay đỡ lấy quyền đánh tới của địch, rồi kịp tung chân sau vòng ra mé ngoài 900, từ mé bên hướng vào trong đá vào bụng đối phương (H. 5).

Sau khi địch trúng đòn chân của ta, ta sấn tới vung quyền đánh ngang để xô ngã địch (H. 6).


Điểm mấu chốt của đòn thế
(1)  Trước khi tung đòn chân, cần nhắm chính xác vị trí chỗ sơ hở vùng bụng của kẻ địch, và đối với phương hướng tấn công vào ta của đòn chân đối phương ta cũng phải có sự phán đoán, sao cho khi ra đòn, chân của ta không gặp phải chân của đối phương, nếu đòn chân của ta tung ra đụng phải chân địch, điều đó có nghĩa là động tác ra đòn của ta là sai. Sau khi cả hai đụng đòn nhau, nếu cước pháp của hai bên cùng là hướng tới trước, hai khối sức mạnh bỗng nhiên đụng nhau, ắt rơi vào tình trạng kẻ sứt tráng người mẻ đầu.
(2)  Như hình mih họa (H. 4), khi địch tấn công ta, thân hình ta hơi nghiêng qua một bên, đó là nhằm dẫn hóa thế công của địch, do kẻ địch chủ động tấn công, nên tốc độ muốn tiến tới là rất nhanh, ta tung đòn chân từ chính diện là được, không cần lấy đà, điểm mấu chốt là phản kích phải thật nhanh.
(3)  Lúc ta hơi nghiêng người né đòn, nên lợi dụng lực xoay của thân để gia tăng sức mạnh trong đòn. Sau khi địch trúng đòn, nếu ta tiếp tục tung nắm đấm truy kích thì cũng nên tiếp tục lợi dụng thế năng của thân.
(4)  Dùng mé trước của lòng bàn chân tấn công kẻ địch.

Điểm cốt lõi trong thực chiến
      (1)  Sức mạnh của tư thế vuốt tay, dùng sự khéo léo né đòn để địch lộ ra sơ hở.
Khi áp dụng chiêu Hoàng Mãng Bãi Vĩ trong thực chiến, sẽ xuất hiện tư thế “Vuốt tay”, là tư thế không phải là đỡ đòn cũng chẳng phải là gạt đòn thế tấn công của địch, mà là một kĩ thuật dẫn hóa thế tấn công của địch, dùng bàn tay mình áp sát theo tay địch. Về cách dùng lực của tư thế này là tuyệt đối không được dùng sức để gạc đòn thế của địch từ chính diện, lấy đá chọi đá, mà là dùng sức khéo léo thuận theo lực ra đòn của địch mà dẫn dắt khiến địch lộ ra sơ hở.
      (2)  Tấn công vùng bụng, tung cú đấm truy kích.
Huyệt đạo vùng bụng, tuy là chỗ hiểm, song không thể một đòn mà đánh gục như vùng hạ bộ, sau khi địch trúng đòn ở vùng bụng, thường vẫn còn đất thở, nên khi đó ta phải lập tức tiến lên, tung cú đấm ngang mà đánh ngã địch, đây cũng là điểm tất yếu của đòn thế này. Đó chính là thế tấn công liên hoàn kết hợp cả tay (thủ pháp) và chân (cước pháp).

3. Phụng Hoàng Triển Xí
Cước pháp này là đòn tấn công bằng chân từ bên cạnh vào khu vực nối giữa hai huyệt Cập Tuyền và Phúc Ai. Khi tung đòn này, do tay và chân của một bên thân cử động như con chim đang dang cánh bay lên nên có tên Phụng Hoàng Triển Xí (chim phượng dang cánh). Khi ta không hiểu rõ được chút gì về thói quen công thủ, kĩ thuật ra đòn sở trường, khả năng phản xạ trong thực chiến của đối phương thì ta phải có quá trình thăm dò đối phương.

Khi ta và địch đối đầu, địch sẽ dùng tay huơ lên huơ xuống, chém lên chém xuống hoặc mạnh hoặc nhẹ, hư thực khó đoán để thăm dò phản ứng của ta (H. 7).


Khi đó, ta cũng giả vờ ra đòn như để đỡ gạt, khoa tay múa chân lên xuống, rồi bất ngờ tung đòn “Phụng Hoàng Triển Xí” tấn công vào khu vựa nối giữa hai huyệt Cập Tuyền và Phúc Ai (H. 8).

Sau khi ra đòn chân trúng đích, tuy theo tình hình mà ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau, trong hình minh họa là trường hợp ta dùng quyền tiếp tục tấn công mạnh mẽ vào kẻ địch (H. 9).


Điểm mấu chốt của đòn thế
(1)  Khi ra đòn “Phụng Hoàng Triển Xí” cần lưu ý là thân hình phải ngay ngắn chững chạc, tâm trạng bình hòa, dáng vẻ thoải mái, động tác tự nhiên, khiến kẻ địch không nắm bắt được ý đồ của ta.
(2)  Hóa giải đòn thế của địch phải chính xác, không được để đòn thăm dò của địch đánh trúng ta trước.
(3)  Có thể liên tục sử dụng lặp đi lặp lại chiêu “Phụng Hoàng Triển Xí”.
(4)  Khi tung đòn, dùng mũi chân tấn công địch, linh hoạt, bất định, bất ngờ nhưng phải mạnh mẽ.

Điểm cốt lõi trong thực chiến
(1)  Cần phải nhắm chuẩn xác bộ phận cần tấn công. Khi luyện tập, đặc biệt yêu cầu người tập phải nhận định chính xác vị trí của khu vực hiểm yếu để khi thực chiến tung đòn chuẩn xác, thí dụ như vào huyệt Cập Tuyền và Phúc Ai.
(2)  Khi dùng chiêu “Phụng Hoàng Triển Xí”, cần nắm rõ hai nguyên tắc “Dài” và “Nhọn”.
Cước pháp này dùng mũi chân tấn công kẻ địch, mục địch chủ yêu là lợi dụng hai nguyên tắc “Dài” và “Nhọn” của đòn thế này. Có được hai đặc điểm này, khi công kích sẽ dễ thu được hiệu quả. Vì vậy phải chú trọng việc rèn luyện cho bản thân được cứng cáp để ta không bị thương khi ra đòn. Nếu bàn chân (nhất là ngón chân) không có được công lực tương ứng thì khi thực chiến, tốt nhất vẫn là dùng lòng bàn chân ra đòn.
            (3)  Cần tính toán trước chiêu thức tấn công tiếp theo.
Khi xử dụng đòn thế “Phụng Hoàng Triển Xí”, luôn chú ý thúc đẩy các động tác tấn công tiếp theo khác, để sau khi đánh đòn ày thành công có thể lập tức tung đòn tiếp theo.

4. Dã Mã Đàn Đề
Cước pháp này là đòn tấn công bằng chân từ mé bên vào yếu huyệt “Đàn Trung” ở vùng ngực của địch. Trong quá trình thực hiện cước pháp tấn công này, phải có tư thế tả xung hữu đột, di chuyển nhanh nhẹn, vùn vụt như một con ngựa hoang, cho nên mang tên như vậy. Trong thực chiến, mục đích của việc sử dụng chiêu “Dã Mã Đàn Đề” là nhằm thay đổi trọng tâm của đối phương, phân tán sự tập trung tấn công của họ, như cho họ bộc lộ chỗ sơ hở, ta liền tấn công mãnh liệt.
Kẻ địch liên tục ra đòn cả tay lẫn chân tấn công ta, ta dùng bộ pháp lui xéo về sau (H. 10).
Tiếp theo, ta dùng tay trên, dưới hóa giải đòn tấn công của địch, rồi tung chân, cuối người ra đòn “Dã Mã Đàn Đề”, tấn công vào khoảng trống ở ngực đối phương (H. 11).


Lúc này, đối phương sẽ có hai loại tư thế, và đều là tư thế bị trúng đòn “Dã Mã Đàn Đề” (H. 12).


·        * Thứ nhất, nếu địch tấn công trực diện vào ta thì sẽ trúng đòn vào ngực.
·        * Thứ hai, nếu địch nghiêng người né tránh thì vẫn bị trúng đòn vào huyệt “Phúc Ai”.

Điểm mấu chốt của đòn thế
(1)  Chữ “Đàn” trong “Dã Mã Đàn Đề” mang ý nghĩa là búng chân tấn công: Do đó, lúc phát động đòn chân chú trọng ở sức mạnh của sự bất ngờ.
(2)  Khi búng chân ra đòn, cố gắng vươn dài cả người và chân.
(3)  Khi địch tấn công ta, tốc độ tiến về trước là rất nhanh, nên ta cũng cần phải có chiến thuật di chuyển tương ứng, động tác cũng phải nhanh.
(4)  Khi thoái lui, cần có động tác đồng bộ với thế tấn công của địch. Lui quá sớm hoặc quá trễ trước một địch thủ quá mạnh, sẽ bị trúng đòn mang tính hủy diệt. chỉ khi ra đòn “Dã Mã Đàn Đề” đồng bộ với thế tấn công của địch thì mới phát huy được công hiệu của đòn thế này.
(5)  Cước pháp này là dùng gót chân tấn công kẻ địch.

Điểm cốt lõi trong thực chiến
            (1)  Chiến thuật di chuyển phải đồng bộ và nhanh chóng.
(2)  Sự phối hợp trong bộ pháp rất quan trọng. Vì vậy, Thiếu Lâm Kim Cương Thiền Tự Nhiên Môn vô cùng chú trọng vào bộ pháp. “Công, thủ, tiến, lui hoàn toàn dựa vào bộ pháp”. Thiếu Lâm Kim Cương Thiền Tự Nhiên Môn đã nghiên cứu 28 loại bộ pháp di chuyển và sự vận hành định vị của 28 loại bộ pháp di chuyển này, chính là tương ứng với vị trí chòm sao Nhị Thập Bát Tú trên bầu trời.
(3)  Rùn người xuống thấp tấn công từ bên cạnh, biến hóa tùy tình hình.
Tư thế ra đòn của chiêu “Dã Mã Đàn Đề” là rùn người xuống thấp tấn công từ bên cạnh, sau khi tung ra đòn chân phải luôn chuẩn bị bật người khoa tay chém vào địch và nhảy lên tấn công, điều ấy phải luôn dự tính trước trong lòng.

5. Độc Xà Quyển Thiệt
Cước pháp này là đòn tấn công bằng chân từ bên cạnh vào huyệt Trung Cập. Trong thực chiến, nếu gặp kẻ địch quá mạnh, đột nhiên ra đòn cả tay lẫn chân tấn công vào ta, với tốc độ nhanh chóng, chớp nhoáng đã ập đến trước ta. Việc đột nhiên rơi vào tình trạng bị uy hiếp như vậy dễ khiến ta cảm giác thấy như hết đường chống đỡ. Lúc ấy, ta đột nhiên dùng thân pháp né sang trái (hoặc phải), khiến đòn thế của địch như đánh vào chỗ trống. Đồng thời với việc né người, ta dùng sức mạnh của tay, cuốn lấy tay đòn, rồi lập tức tung chân từ mé bên tấn công địch, nhắm ngay vào huyệt Trung Cập của địch mà ra đòn.

Sức mạnh giữa ta và địch về cơ bản là tương đương, nhưng địch dùng tốc độ tấn công ta, ập thẳng trực diện vào ta. Ta hơi nghiêng người sang trái (hoặc phải) để tránh đòn của địch trước (H. 13).


Sau đó, ta dùng hai tay bảo vệ trung lộ, hóa giải đỡ gạt thế tấn công ập tới trước của địch, rồi tung đòn chân “Độc Xà Quyển Thiệt”, nhanh chóng tấn công vào huyệt Trung Cập của địch (H. 14).
Khi địch trúng đòn ngã về phía sau, ta thừa thế phản công (H. 15).


Điểm mấu chốt của đòn thế
(1)  Cước pháp này dùng phần gót chân tấn công địch.
      (2)  Điểm then chốt là né tránh “vào trong” phải đúng lúc.
      (3)  Vừa né đòn vừa tung đòn chân, việc né đòn và ra đòn được thực hiện liên hoàn. Khi sử dụng đòn thế, đôi mắt luôn phải nhắm chính xác vào khoảng hở ở huyệt Trung Cập của địch.

Điểm cốt lõi trong thực chiến
      (1)  Đồng thời thực hiện việc né tránh và ra đòn, nhưng cốt yếu là ở việc né đòn.
Chiêu thức “Độc Xà Quyển Thiệt”: điểm then chốt là ở thân pháp né tránh. Việc có bị địch đánh trúng trước hay không, có thể tránh được đòn thế của địch hay không, đều là những điểm then chốt giúp chiêu thức này có trở nên hữu hiệu, thuận lợi khi ra đòn hay không.
      (2)  Thân trên tránh đòn nhưng bước chân cố định, thân dưới không di chuyển.
      (3)  Bảo vệ chắc trung lộ, không được sơ xuất.

Còn tiếp… 40 đòn thế chân Thiếu Lâm Kim Cương Thiền Tự Nhiên Môn

No comments:

Post a Comment

Danh sách trang