Bài mới

Monday, May 9, 2016

Phần 2 - Phương pháp ra đòn từ một chân

6. Đảo Câu Côn Luân
Cước pháp này là đòn đá móc bằng chân thông thường, do đòn thế này chuyên tấn công vào huyệt Côn Luân ở gót chân kẻ địch nên có tên này. Cách ra đòn chân này trong tất cả các chi phái võ thuật nổi tiếng đều thấy có chiêu thức giống như vậy.

Địch tung đòn đấm ngang hoặc đấm thẳng tấn công trực diện ta, ta kịp ngã người về sau né đòn (H.16-1,2).

Phương pháp ra đòn từ một chân
Tiếp theo, ta lập tức dùng hai tay đánh vào tay, cổ kẻ địch, đồng thời dùng chân đá móc tấn công vào huyệt Côn Luân của địch, khiến địch té ngửa (H.17).


Điểm mấu chốt của đòn thế
      (1)  Dùng vị trí huyệt “Giải Khê” ở mặt trước khớp cổ chân của ta, móc vào huyệt Côn Luân của địch.

      (2)  Đòn tay của ta đỡ vuốt tay địch phải chính xác.

      (3)  Cùng lúc ra đòn tay và chân, nhưng theo hai hướng khác nhau.

     (4)  Mức độ ngã người ra sau vừa đủ để tránh đòn của đối phương, không thể quá ngửa về sau, nếu không sẽ không thể nào đỡ vuốt ta địch. 

      (5)  Sau khi né đòn, lập tức vuốt tay địch, và đá móc vào chân địch, không được chần chừ làm mất thời cơ.

Điểm cốt lõi trong thực chiến
      (1)  Việc đỡ vuốt tay địch, móc chân đá chân địch, nghiêng người né đòn địch, phải thực hiện một cách thuần thục, trôi chảy.

      (2)  Đánh trúng huyệt Côn Luân sẽ làm chân tê bại.
Việc dùng cú đá móc tấn công, cần phải đánh trúng chính xác huyệt vị. Sau khi huyệt Côn Luân bị trúng đòn, trong chớp mắt sẽ khiến địch bị đau đớn kịch liệt, bắp chân co rút, thậm chí lan lên trên làm đùi bị tê bại. Mục đích cốt yếu của cước pháp này là làm kẻ địch té ngã, để đạt được điều này, thì cần có kĩ thuật ra đòn khéo léo nhất định. Vì vậy khi luyện tập đòn thế này cần phải tập đi tập lại nhiều lần việc phối hợp nhịp nhàng giữa động tác vuốt tay và đá móc.

      (3)  Đỡ vuốt tay địch, cũng là một thế hóa giải lực đánh của địch, không phải là loại kình lực dùng đối choại với lực đánh của địch.

7. Nghênh Diện Đoản Thoái
Cước pháp này là đòn tấn công bằng chân mang tính cản trở thân dưới kẻ địch, chuyên đánh vào xương ống chân (ống quyển của kẻ địch). Do độ cao tấn công của cước pháp này là khá thấp, tiện cho việc ra đòn liên tiếp, cũng như thu chân về nhanh chóng, khi nhìn thẳng thì không cao và dài bằng như các loại cước pháp khác, nên có tên gọi như vậy.

Ta và địch đối đầu, hai bên đều tìm cơ hội để ra đòn (H.18).

Khi địch vừa nhấc chân muốn ra đòn, ta lập tức tung chân tấn công vào đường ngang của huyệt vị “Tam Ân Giao” trên xương ống quyển kẻ địch, lập tức có thể cản trở địch tung đòn (H.19).


Điểm mấu chốt của đòn thế
      (1)  Lòng bàn chân dùng trong đòn thế này chia thành hai phần, có thể trong từng tình hình thực chiến khác nhau, phân biệt dùng phần trước lòng bàn chân hoặc phần gót chân mà ra đòn.

      (2)  Đòn chân tuy thấp, nhưng hiệu quả cao.
Cước pháp này có tên là Đòn chân ngắn, thật ra khi đá ra không phải là đá ngắn, mà trong khoảnh khắc từ lúc ra đòn đến khi đánh trúng mục tiêu, thì thân trên cố gắng ngã ra sau càng nhiều càng tốt, còn chân thì cố gắng càng vươn dài ra trước càng tốt, tung đòn sát đât tới trước, cố gắng đánh cản kẻ địch ở cự li xa nhất có thể. Có thể nói đòn thế này là hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc của các đòn thế chân khác, vì các đòn thế chân khác đều cố gắng nhử địch đến càng gần càng tốt để ra đòn.

      (3)  Ra đòn chính xác, dứt khoát, mục đích là đánh gãy xương kẻ địch.
Đòn thế này do có đường đi khá thấp khi ra đòn, có thể tấn công một cách kín đáo, khi thực chiến dễ thành công, nhưng yêu cầu phải tung đòn chính xác.

      (4)  Thân né đòn, chân tung đòn, công và thủ nhịp nhàng.
Công dụng của việc nghiêng thân trên ra sau: một là giúp chân vươn tới trước dài hơn, khiến đòn thế tấn công được ở cự li tối đa; hai là có thể né tránh đòn tấn công của địch. Vì vậy đòi hỏi phải có sự nhịp nhàng, thống nhất trong việc tung chân đá và việc ngã người ra sau.

      (5)  Tổng hợp sử dụng với các chiêu thức khác, kín kẽ, hoàn hảo.
Có thể sử dụng tổng hợp đòn thế này ra chân rất gọn gàng nên có thể tùy ý tiếp tục sử dụng bất kì chiêu thức khác để tấn công kẻ địch mà không có sự trở ngại nào, có thể nói là kín kẽ hoàn hảo. nhưng điều quan trọng nhất phải lưu ý là trường hợp kẻ địch đột nhiên biến chiêu, dùng đòn chân đá cao để phản kích.

8. Độc Xà Xuyên Thái
Cước pháp này chuyên nhằm vào “Thần Khuyết” (vùng rốn), là đòn tấn công bằng chân từ mé bên trung lộ vào phần thân giữa của địch. Là cước pháp mang tính tấn công trong thực chiến. Cước pháp này ra đòn cực kì linh hoạt như rắn trườn đi vậy, nên thường dùng để thăm dò phản ứng của đối phương. Hoặc có tác dụng tấn công những kẻ địch có phản xạ chậm chạp (H.20).

Tiếp theo, vào lúc ấy bất luận địch thủ hoặc cúi người, hoặc lùi ra sau, hoặc xoay người, hoặc tấn công dù biến hóa ra sao, ta cũng lập tức tung đòn Độc Xà Xuyên Thái từ mé bên tấn công vào vùng bụng kẻ địch (H.21).


Sau khi địch trúng đòn, ta lập tức liên tục ra các chiêu thức tấn công khác, tấn công vào địch thủ (H.22).


Điểm mấu chốt của đòn thế
      (1)  Dùng phần trước của bàn chân tấn công địch.

      (2)  Khi ra đòn thân hình ngay ngắn, giữ vững trọng tâm cơ thể.

     (3)  Sau khi tung chân tấn công địch, bất luận trúng địch hay không, đều lập tức thu chân về, tiếp tục tung ra các chiêu thức khác.

      (4)  Động tác ra đòn phải nhanh, mang tính bất ngờ cao.

Điểm cốt lõi trong thực chiến
      (1)  Khi tấn công cần thêm bước đệm, để tăng thêm cự li ra đòn.
Khi tung đòn này ra, có hai trường hợp, một là đứng tại chỗ mà ra đòn, tùy tình thế mà phát động tấn công, hai là bước thêm một bước đệm, tăng thêm cự li ra đòn. Khi kẻ địch lui ra sau, hoặc địch chuyển người, ta rất cần cách ứng biến như vậy để có thể theo sâu mà tấn công địch.

      (2)  Thế tấn công mạnh mẽ, quyền pháp tất phải mạnh tay.
Chiêu thức quyền pháp tung ra sau khi tấn công bằng đòn chân, ắt phải mạnh tay để có thể phá vỡ triệt để ý đồ phản công của địch.

9. Bạch Hạc Thân Yêu
Cước pháp này là đòn tấn công bằng chân mang tính di chuyển, chuyên đánh vào hông eo của địch, do khi ra đòn, ta phải vặn mình, nghiêng chân đá ra sau, hình dáng như chim hạc đang duỗi lưng, nên có tên như vậy. Là một trong các đòn tấn công bằng chân mang tính di chuyển trong thực chiến.

Địch tấn công mãnh liệt vào ta, ta liền lui xéo về sau nửa bước, tạm tránh thế tấn công của địch (H.23).

Tiếp theo, nếu địch tiếp tục ra đòn tấn công, ta lập tức bước xéo mấy bước về phía trước, xoay người, dùng gót chân đá vào huyệt Yêu Nhãn của địch (H.24).


Sau khi địch trúng đòn té ngã, ta lập tức xoay người lại dùng cầm nã thủ khống chế kẻ địch (H.25).


Điểm mấu chốt của đòn thế
      (1)  Việc bước xéo ra sau nửa bước, mục đích là nhằm nhử địch xoay người, không cần lui về sau quá xa, chỉ cần vừa đủ để tránh thế tấn công tới trước của địch là được.

      (2)  Còn việc bước xéo lên trước để ra đòn thì lại cần bước xéo lên trước một bước lớn.

      (3)  Việc xoay người phải nhịp nhàng.

      (4)  Dùng gót chân tấn công kẻ địch.

      (5)  Nhắm chính xác huyệt Yêu Nhãn, xoay người tấn công ra đòn phải dứt khoát, không được trù trừ do dự.

Điểm cốt lõi trong thực chiến
      (1)  Việc bước lùi lại tránh đòn và việc bước xéo lên trước để ra đòn phải thực hiện liền một mạch.
Việc bước lùi lại và bước xéo lên trước, là một động tác di chuyển hoàn chỉnh, phải thực hiện liền một mạch, mục đích nhằm di chuyển ra bên cạnh của địch để tung đòn chân tấn công.

      (2)  Dùng gót chân tấn công, xoay lưng để phát lực.
Sức mạnh của đòn thế này, then chốt là ở chỗ lợi dụng thế năng xoay của việc vặn lưng đá tạt chân để tấn công kẻ địch.

      (3)  Kì chính tương sinh, mới bảo đảm tấn công trúng địch.

10. Báo Tử Tiễn Vĩ
Cước pháp này là một tuyệt chiêu ra đòn bằng chân tấn công bằng cách xoay thân cúi người, đánh tạt vào hạ bộ kẻ địch, dựa theo sự mạnh mẽ như con báo xoay thân chụp mồi lúc ra đòn mà đặt tên như vậy. Được gọi là tuyệt chiêu vì đòn thế này là một đòn phản công hiệu quả và mạnh mẽ xuất hiện bất ngờ vào lúc ta bị đòn tấn công chèn ép mãnh liệt, khốn cùng và vô kế khả thi. Phương pháp áp dụng đòn thế này là sử dụng khi gặp địch thủ quá mạnh, hoặc trường hợp địch thủ đột nhiên tấn công dồn dập cả tay lẫn chân vào ta.

Địch bất ngờ ra đòn tấn công tới, ta thất thế buộc phải ngửa về sau tránh đòn, tình thế như có vẻ không còn đường lui, không thể xoay chuyển mà phải thua trận (H.26). Nhưng ta lợi dụng lúc ngã về sau mà xoay thân cuối người xuống, tung chân đá móc lên hạ bộ của kẻ địch (H.27).


Sau khi trúng đòn địch ắt té ngã, ta thừa thế xoay người thành thế bắt giữ địch (H.28).


Điểm mấu chốt của đòn thế
      (1)  Tốc độ xoay người phải nhanh, khi cuối người xuống thì mắt vẫn phải nhìn vào mục tiêu.

      (2)  Dùng gót chân tấn công kẻ địch.

      (3)  Sau khi xoay người phải lập tức tung chân đá, không được chậm trễ một giây nào cả.

      (4)  Việc xoay người – ra đòn – lại xoay người trở lại phản công phải nhịn nhàng, thống nhất.

Điểm cốt lõi trong thực chiến
      (1)  Địch bất ngờ tấn công, ta ung dung ứng biến.
Thế của địch quá mạnh, ta phải giữ được sự bình tĩnh, đừng hoảng hốt, phải trầm tĩnh mà ứng chiến, dù kẻ địch có mạnh, ta cũng phải tìm lúc địch sơ hở mà tung đòn.

      (2)  Xoay ngược cả người như con báo quét đuôi.
Cần cùng lúc thực hiện động tác xoay người và tung chân đá móc, tính bất ngờ của đòn thế này càng nhiều thì càng có hiệu quả.

      (3)  Dù bị trúng đòn của địch thì vẫn tung đòn của ta ra, không được do dự.

(Còn tiếp phần 3… Trích 40 đòn thế chân Thiếu Lâm Kim Cương Thiền Tự Nhiên Môn)

No comments:

Post a Comment

Danh sách trang