VÕ THUẬT BÌNH
ĐỊNH CHÂN TRUYỀN
VÕ SƯ DIỆP BẢO
SANH
CHỈ PHÁP
Sách Võ Thuật Bình Định Chân Truyền Võ sư Diệp Bảo Sanh |
CƯƠNG
ĐAO CHỈ
Bàn
tay xòe thẳng, bốn ngón xếp lại, ngón cái ép vào cạnh bàn tay, có khi ép sát
ngón cái vào lòng bàn tay. Chỉ này dùng để xỉa hoặc chặt vào hông, cổ… (hình 1).
XÀ
TÍN CHỈ
Như
cương đao chỉ nhưng hai ngón đeo nhẫn và áp út gập lại, ngón trỏ và ngón giữa
chỉa thẳng như nọc rắn. Dùng để điểm vào các huyệt như yết hầu, khí hải, đơn điền…
(hình 2).
LONG
TU CHỈ
Như
xà tín chỉ, song hai ngón trỏ và giữa tách riêng thành chữ V như hai râu con rồng.
Dùng để điểm vào mắt (hình 3).
GIẢI
GIÁP CHỈ
Như
xà tín chỉ, song hai ngón trỏ và giữa cùng hơi cong để hợp với ngón cái thành
chữ C lớn, trong khi hai ngón tay đeo nhẫn và út hợp với ngón cái thành chữ c
nhỏ. Nếu lật sấp bàn tay mà nhìn thì các ngón tay giống như các chân cua đang
bò. Dùng để bắt cườm tay, cườm chân hoặc hông, bụng… (hình 4).
NGUYỆT
TÀN CHỈ
Bàn
tay mở, bốn ngón trỏ, giữa, đeo nhẫn và út xếp lại và hơi cong như mảnh trăng
khuyết, ngón cái ép sát cạnh bàn tay. Dùng để đánh móc vào cằm hoặc chặt vào hông
(hình 5).
HỔ
TRẢO CHỈ
Bàn
tay xòe ra vươn năm ngón tay tới trước, các ngón hơi cong như vuốt cọp. Dùng để
chộp vào mặt, thân hình hay hạ bộ… (hình 6).
MÃ
ĐỀ CHỈ
Xếp
bốn ngón trỏ, giữa, đeo nhẫn và út lại, ngón cái chận bốn lóng thứ ba của các
ngón trên và ép chặt vào lòng bàn tay như chân ngựa. Dùng để chọi vào các đầu
gân (hình 7).
ĐỘC
GIÁC CHỈ
Bàn
tay nắm lại, dùng ngón cái ép vào lóng thứ ba của ngón giữa để đẩy đốt xương thứ
nhất và thứ hai của ngón ấy nhô hẳn ra ngoài giống như sừng con tê giác. Dùng để
đánh vào vị uyên huyệt (hình 8).
NGƯU
GIỐC CHỈ
Bàn
tay nắm lại, ngón cái xen vào giữa ngón trỏ và ngón giữa để nhô hẳn đầu ngón
cái ra ngoài độ một phân như sừng con trâu. Dùng để đánh vào huyệt hậu nhĩ (hình
9).
KHÔ
LÂU CHỈ
Bàn
tay nắm cú thật chặt, ngón cái ép sát vào đốt thứ hai của hai ngón trỏ và giữa
như xương khô đầu người (hình 10). Dùng để đấm, khi đấm cổ tay thẳng (hình 11)
hoặc để đánh móc ngược vào bụng, ngực. Khi đánh móc cổ tay cong, làm thế nào để
các đốt xương dính liền ngón tay và bàn tay trúng đối phương (hình 12).
Võ
sư Diệp Bảo Sanh – Võ thuật Bình Định chân truyền (xuất bản năm 1971)
No comments:
Post a Comment